Những bước đi đầu tiên đánh dấu cột mốc quan trọng trong sự phát triển của bé. Ở giai đoạn này, điều ba mẹ quan tâm là dáng đi bình thường của bé mới tập đi như thế nào là đúng? Khi nào cần can thiệp để điều chỉnh để có bé có dáng đi phù hợp hơn. Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây, ba mẹ hãy cùng theo dõi ngay nhé.
1. Dáng của bé mới tập đi
Bắt đầu từ 3 – 6 tháng, trẻ đã có phản xạ chống chân. Từ khoảng tháng thứ 10, bé có thể tập đứng một mình và bước đi những bước chân đầu tiên.
Khi mới chập chững tập đi, trẻ thường bước những bước ngắn với đầu gối ít gập. Bé thường để hai tay lên cao và bàn chân có xu hướng hướng vào trong, chân dạng rộng khi bước. Khi vững chãi hơn, các bước của bé bắt đầu nhanh và lanh lẹ. Bé thường rất vui khi tập đi và lao vào vòng tay mẹ.
Trong giai đoạn trẻ mới tập đi, mẹ đừng lo lắng nếu chân bé bước không thẳng, dáng đi với đầu gối ít gập… Đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường và bé có thể tự sửa dần mà không cần mẹ can thiệp. Mẹ cần lưu ý chọn đúng tã dán loại nào tốt cho trẻ sơ sinh để bé thoải mái vận động, tập đi một cách nhẹ nhàng mà không vướng víu gì nhé.

2. Khi nào mẹ cần can thiệp vào dáng đi của trẻ?
Trong những trường hợp sau đây, ba mẹ cần lưu ý quan sát và can thiệp sớm hơn để hướng dẫn cho trẻ cách đi đúng:
- Khi bé trên 2 tuổi vẫn đi như “cao bồi”: Trẻ từ 2 tuổi đã có thể đi những bước thẳng, đều với biên độ vừa phải. Nếu bé đi nhanh, gấp, các bước chân có xu hướng vồng cao lên thì mẹ cần phải tập cho trẻ đi chậm lại và kiểm tra lượng vitamin cung cấp cho trẻ.
- Đi như cua bò: Khi mới tập đi, nhiều bé có thói quen chúi đầu về phía trước và lao đi, hai chân hướng vào trong. Tuy nhiên sau 3 tuổi, trẻ vẫn đi như vậy thì mẹ cần can thiệp bằng cách để bé ngồi dạng chân khi ngồi dưới sàn nhà.
- Đi như vịt: Các bước đi lạch bạch như vịt là do trẻ dạng chân rộng và hướng mũi chân ra ngoài quá nhiều. Mẹ nên sửa bằng cách cho trẻ tập đi bằng mũi chân hoặc chơi trò chơi kẹp bút bằng chân.
- Luôn té ngã: Bé có thể bị té ngã nếu đi quá nhanh hoặc bước các bước quá dài. Trong trường hợp đã sửa các lỗi trên mà bé vẫn té ngã thì mẹ cần đo lại chiều dài hai chân của bé xem có bằng nhau hay không. Chân thấp chân cao khiến trẻ đi khập khiễng và dễ té ngã.
- Đi kẹp đùi: Nếu bé vừa đi vừa kẹp đùi và chân có dạng chữ X có thể do bé ít vận động. Mẹ cần để bé tập đi nhiều hơn trong ngày để cải thiện dần dáng đi.

3. Lưu ý mẹ cần biết để bé tập đi nhanh – chuẩn – dễ
Khi bé ở giai đoạn tập đi, mẹ cần lưu ý:
Trẻ chậm đi là bình thường:
Khi trẻ đến giai đoạn bắt đầu tập đi, mẹ cần biết rằng bé chậm biết đi là bình thường và không cần quá lo ngại. Mỗi trẻ sẽ có sự phát triển khác nhau nên mẹ không cần lo lắng nếu bé chậm đi khi dưới 16 tháng tuổi. Qua 16 tháng tuổi, mẹ nên cho bé đi gặp bác sĩ nếu trẻ vẫn chưa chịu đi.
Tránh lạm dụng xe tập đi:
Nhiều mẹ mua xe tập để bé biết đi nhanh hơn nhưng cần chú ý rằng không nên quá phụ thuộc vào xe tập. Việc trẻ biết đi phụ thuộc vào sự phát triển của hệ thống cơ, xương. Khi lạm dụng xe tập đi có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển tự nhiên của cơ và xương.
Để bé tập đi với chân trần:
Khi bé tập đi, mẹ nên để trẻ đi chân đất, để chân tiếp xúc với bề mặt sàn nhà. Trẻ sẽ cảm nhận được từng bước đi rõ ràng hơn. Khi trẻ đã đi vững, mẹ có thể cho bé đeo giày.
Sử dụng bỉm đũng ngắn:
Để hỗ trợ tốt hơn cho bé tập đi, mẹ nên ưu tiên lựa chọn loại bỉm đũng ngắn để bé tập đi dễ dàng. Mặc bỉm đũng dài sẽ tạo thành một cục lớn ở giữa hai đùi đến tận đầu gối. Bé sẽ phải dạng chân rộng ra để tránh rất khó chịu. Trong khi đó, bỉm đũng ngắn ôm mông vừa vặn không gây vướng víu chân cho bé khi tập đi. Ngoài ra, khi lựa chọn bỉm cho bé mẹ cũng cần lưu ý:
- Lựa chọn loại bỉm có bề mặt êm ái để khi bé tập đi không ma sát gây khó chịu.
- Chọn loại bỉm đũng ngắn có khả năng thấm hút tốt, tránh bí bách.
- Có độ co giãn linh hoạt theo từng bước chân bé.

Việc bé bắt đầu tập đi là giai đoạn mà bất cứ ba mẹ nào cũng đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, với những bước chân đầu đời, mẹ đừng quá lo lắng mà hãy để bé tự do phát triển và điều chỉnh về tư thế phù hợp. Chỉ trong trường hợp mẹ quan sát lâu ngày và đến độ tuổi phù hợp (khoảng từ trên 2 tuổi) mà mẹ vẫn thấy dáng đi của bé gặp nhiều bất thường thì hãy kịp thời can thiệp để giúp bé cải thiện.